Môn: Sinh Học
Mã Đề: 00707

Câu 1:

Khẳng định nào dưới đây khi nói về hoạt động của enzim ADN polymerase trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN là chính xác?

A:

Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác.

B:

Enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc.

C:

Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.

D:

Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5 ’ và tổng hợp cả 2 mạch mới cùng một lúc.

Nhân đôi ADN

A.  Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác. --> sai (tổng hợp 2 mạch cùng lúc)

B.  Enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 2 mạch cùng một lúc. --> sai (enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’)

C.  Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki.  --> sai (enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’)

D. Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng hợp cả 2 mạch mới cùng một lúc. --> đúng

Câu 2:

Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là:

A:

Vùng chứa bộ ba quy định axit amin mở đầu của chuỗi polypeptide.

B:

Trình tự nằm trước gen cấu trúc và là vị trí tương tác với protein ức chế.

C:

Trình tự nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin đầu tiên.

D:

Trình tự nằm trước vùng vận hành, đây vị trí tương tác của enzym ARN polymerase

Cấu trúc gen

Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là trình tự nằm trước vùng vận hành, đây vị trí tương tác của enzym ARN polymerase.

Câu 3:

Bằng chứng nào chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung?

A:

Bằng chứng tế bào học về bộ NST

B:

Bằng chứng về hiện tượng lại giống

C:

Bằng chứng phôi sinh học

D:

Tính phổ biến của mã di truyền

Bằng chứng tiến hóa

Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung là tính phổ biến của mã di truyền.

Câu 4:

Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình:

A:

giữ lại các kiểu gen thích nghi với điều kiện môi trường sống.

B:

tích lũy những biến dị trong đời cá thể phù hợp với điều kiện ngoại cảnh.

C:

song song đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.

D:

tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.

Chọn lọc tự nhiên

Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình song song đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật.

Câu 5:

Sự kiện nổi bật nhất về địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình ở đại Trung sinh là

A:

khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị.

B:

khí hậu nóng và ẩm, cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

C:

khí hậu khô và lạnh, cây có hoa ngự trị, phân hóa thú, chim và côn trùng.

D:

khí hậu khô và lạnh, phát sinh nhóm linh trưởng và xuất hiện loài người.

Tiến hóa

Sự kiện nổi bật nhất về địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình ở đại Trung sinh là khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị.

Câu 6:

Đối với các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của chúng nằm trong khoảng:

A:

20°C - 30°C

B:

10°C - 20°C

C:

30°C - 40°C

D:

35°C - 45°C

Quang hợp

Đối với các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của chúng nằm trong khoảng 20°C – 30°C

Câu 7:

Trong hệ sinh thái nước mặn, trong số các vùng nước chỉ ra dưới đây vùng nào có năng suất sinh học cao nhất?

A:

Thềm lục địa (độ sâu nhỏ hơn 200m) 

B:

Vùng khơi

C:

Vùng biển có độ sâu 200-400m

D:

Đáy đại dương

Hệ sinh thái

Trong hệ sinh thái nước mặn, vùng nước có năng suất sinh học cao nhất là thềm lục địa (độ sâu nhỏ hơn 200m) 

Câu 8:

Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là:

A:

Dạ dày

B:

Ruột non

C:

Thực quản

D:

Ruột già

Tiêu hóa

Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là ruột non.

Câu 9:

Trong số các đơn phân chỉ ra dưới đây, đơn phân nào tham gia vào cấu tạo của phân tủ tARN có mặt trong tế bào?

A:

Ribonucleotide

B:

Nucleoside

C:

Axit amin

D:

Glucose

Cấu tạo ARN

Ribonucleotide tham gia vào cấu tạo của phân tủ tARN có mặt trong tế bào.

Câu 10:

Thành phần cấu trúc nào sau đây trong cơ thể thực vật đảm bảo cho quá trình sinh trưởng sơ cấp của cơ thể thực vật?

A:

Mô dẫn

B:

Mô phân sinh đỉnh

C:

Mô phân sinh bên

D:

Tầng sinh vỏ

Sinh trưởng ở thực vật

Thành phần cấu trúc trong cơ thể thực vật đảm bảo cho quá trình sinh trưởng sơ cấp của cơ thể thực vật mô phân sinh đỉnh.

Câu 11:

Ở người, các tính trạng nào sau đây là do gen nằm trên NST giới tính X chi phối?

A:

Mù màu, bạch tạng     

B:

Mù màu, máu khó đông

C:

Máu khó đông, bạch tạng

D:

PKU, bạch tạng.

Bệnh di truyền người

Ở người, các tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X chi phối: Mù màu, máu khó đông.

Câu 12:

Gọi p và q lần lượt là tần số của alen A và a của một locus nằm trên NST thường trong một quần thể, gọi H là tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể đó. Biểu thức nào sau đây xuất hiện ở một quần thể cân bằng di truyền?

A:

H = pq

B:

H = p2+q2

C:

H = 1-q2

D:

H = 2pq

Di truyền quần thể

Gọi p và q lần lượt là tần số của alen A và a của một locus nằm trên NST thường trong một quần thể, gọi H là tỉ lệ cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể đó. Biểu thức xuất hiện ở một quần thể cân bằng di truyền: H = 2pq

Câu 13:

Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật?

A:

Đột biến gen

B:

Đột biến dị đa bội.

C:

Đột biến lặp đoạn NST

D:

Đột biến lệch bội.

Đột biến

Đột biến gen làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể sinh vật.

Câu 14:

Trong các thực nghiệm nghiên cứu các đột biến ở cơ thể sinh vật, dạng đột biến mất đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc:

A:

Xác định vị trí của gen trên NST và nghiên cứu hoạt động của các gen nằm trên đoạn NST đó.

B:

Nghiên cứu xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ một số gen có hại trong quá trình tạo giống.

C:

Tạo giống vật nuôi, cây trồng và giống vi sinh vật mới nhờ tái sắp xếp lại các gen trên NST.

D:

Xác định vị trí của gen trên NST và tạo giống vi sinh vật mới có năng suất sinh khối cao

Đột biến

Trong các thực nghiệm nghiên cứu các đột biến ở cơ thể sinh vật, dạng đột biến mất đoạn có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ một số gen có hại trong quá trình tạo giống.

Câu 15:

Một người có 48 NST trong tế bào, gồm 45 NST thường, NST 21 gồm ba chiếc giống nhau, NST giới tính gồm ba chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng?

A:

Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X.

B:

Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ.

C:

Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ.

D:

Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X.

Bệnh di truyền người

Một người có 48 NST trong tế bào, gồm 45 NST thường, NST 21 gồm ba chiếc giống nhau, NST giới tính gồm ba chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ.

Câu 16:

Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F1 có ưu thế lai được sử dụng vào mục đích:

A:

Làm giống để truyền các đặc điểm tốt mà nó có cho thế hệ sau vì qua mỗi thế hệ các gen tốt sẽ dần được tích lũy.

B:

Sử dụng con lai F1 cho lai tạo với các cá thể khác để tạo ra con giống mới phối hợp được các đặc điểm ưu thế của nhiều giống.

C:

Sử dụng con lai này để sinh sản ra thế hệ sau làm giống thương phẩm vì qua mỗi thế hệ lai, các đặc điểm ưu thế được tích lũy.

D:

Sử dụng trực tiếp F1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu thế lai sẽ giảm dần.

Chọn giống

Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F1 có ưu thế lai được sử dụng vào mục đích sử dụng trực tiếp F1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu thế lai sẽ giảm dần.

Câu 17:

Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở:

A:

Gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn lên cơ thể sinh vật.

B:

Quá trình đột biến làm biến đổi những tính trạng vốn có trên cơ thể sinh vật, những điểm khác biệt này sẽ được nhân lên để tạo thành loài mới trong quá trình tiến hóa nhỏ.

C:

Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú.

D:

Quá trình biến dị tạo nên sự đa hình cần thiết của một quần thể, giúp quần thể tham gia vào quá trình tiến hóa như một đơn vị cơ sở.

Tiến hóa

Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò của đột biến thể hiện ở việc tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến dị phong phú.

Câu 18:

Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau đây là KHÔNG chính xác?

A:

Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc.

B:

Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo ra các alen thích nghi.

C:

Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau.

D:

Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi.

Tiến hóa

Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định KHÔNG chính xác là: Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo ra các alen thích nghi. (chọn lọc tự nhiên chỉ sang lọc các alen thích nghi mà không tạo ra alen mới)

Câu 19:

Nghiên cứu các quần thể khi kích thước quần thể biến động cho thấy các xu hướng biến động:

(1) Số lượng cá thể ít, nội phối tăng, thoái hóa di truyền.

(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm tăng cạnh tranh khác loài và làm giảm số lượng cá thể của quần thể

(3) Sự hỗ trợ cùng loài giảm đi, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường trở nên hạn chế.

(4) Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể thành thục sinh dục bị giảm, tỷ lệ sinh giảm.

(5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể.

Kích thước quần thể giảm đến mức tối thiểu thường dẫn đến các xu hướng:

A:

(1); (2); (3)      

B:

(1); (2); (3); (4)

C:

(1); (3); (4)

D:

(1); (3); (4) ; (5)

Biến động số lượng cá thể của quần thể

(1) Số lượng cá thể ít, nội phối tăng, thoái hóa di truyền. --> đúng

(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm tăng cạnh tranh khác loài và làm giảm số lượng cá thể của quần thể. --> sai, số lượng loài trong quần xã tăng có thể làm tăng cạnh tranh cùng loài.

(3) Sự hỗ trợ cùng loài giảm đi, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường trở nên hạn chế. --> đúng

(4) Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể thành thục sinh dục bị giảm, tỷ lệ sinh giảm. --> đúng

(5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể. --> sai, môi trường có khả năng cung cấp dồi dào về nguồn sống.

Câu 20:

Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng chung nguồn sống thì:

A:

Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.

B:

Làm tăng tốc độ phân ly ổ sinh thái.

C:

Làm phong phú nguồn sống của môi trường.

D:

Làm các cá thể khác nhau của các loài khác nhau bị tiêu diệt.

Ổ sinh thái

Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng chung nguồn sống thì làm tăng tốc độ phân ly ổ sinh thái.

Câu 21:

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên.

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch.

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh.

Số lượng các giải pháp đúng:

A:

1

B:

2

C:

3

D:

4

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một cách bền vững và lâu dài:

(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. 

(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người 

(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. 

(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. 

Câu 22:

Điều kiện nào sau đây đảm bảo tính đúng đắn của định luật phân li của Menden?

A:

Quá trình giảm phân hình thành giao tử và quá trình thụ tinh hình thành hợp tử diễn ra bình thường.

B:

Các cặp bố mẹ đem lai phải thuần chủng và được chọn lọc qua nhiều thế hệ để đảm bảo tính thuần chủng đó.

C:

Số lượng cá thể đem lai phải thật lớn để đảm bảo tính đúng đắn cho các số liệu thống kê từ đó đưa ra quy luật.

D:

Cặp gen chi phối tính trạng phải đảm bảo đồng hợp, tính trạng trội là trội hoàn toàn, số lượng cá thể phải đủ lớn.

Quy luật Menđen

Điều kiện đảm bảo tính đúng đắn của định luật phân li của Menden:

Quá trình giảm phân hình thành giao tử và quá trình thụ tinh hình thành hợp tử diễn ra bình thường.

Câu 23:

Một trong số các đặc điểm của mã di truyền là tính thoái hóa, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa mã di truyền là do:

A:

Các đơn phân đầu tiên trong bộ mã di truyền thường giống nhau dẫn đến việc cùng mã hóa cho một axit amin

B:

Có 20 loại axit amin, trong khi đó có 61 bộ ba mã hóa cho các axit amin do vậy có nhiều bộ mã cùng mã hóa cho một axit amin.

C:

Mỗi bộ mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin đặc hiệu trong tế bào mà không mã hóa cho nhiều loại axit amin cùng lúc.

D:

Do quá trình tiến hóa thích nghi mà các mã di truyền dần bị thoái hóa, dẫn đến mã di truyền không mã hóa cho axit amin nữa, tạo ra mã kết thúc.

Mã di truyền

Một trong số các đặc điểm của mã di truyền là tính thoái hóa, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa mã di truyền là do: Có 20 loại axit amin, trong khi đó có 61 bộ ba mã hóa cho các axit amin do vậy có nhiều bộ mã cùng mã hóa cho một axit amin.

Câu 24:

Ở người, nguyên nhân nào sau đây cho thấy hiện tượng di truyền ngoài nhân?

A:

Các gen trong ti thể có mặt trong hợp tử có nguồn gốc từ trứng, do vậy các tính trạng do các gen này chi phối di truyền theo dòng mẹ.

B:

Các gen trong NST X được truyền từ mẹ sang con trai hoặc sang một nửa số con gái, do vậy gọi là hiện tượng di truyền ngoài nhân.

C:

Gen nằm trong tế bào chất, đến chủ yếu từ tinh trùng khi tinh trùng thụ tinh với trứng. Do vậy, các tính trạng này di truyền theo quy luật di truyền ngoài nhân.

D:

Các gen trên các bào quan như ti thể và lục lạp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ quy luật di truyền theo dòng mẹ.

Di truyền ngoài nhân

Ở người, nguyên nhân cho thấy hiện tượng di truyền ngoài nhân:

B. Các gen trong NST X được truyền từ mẹ sang con trai hoặc sang một nửa số con gái, do vậy gọi là hiện tượng di truyền ngoài nhân.

Câu 25:

Khi nói về vai trò của nguyên tố nitơ trong cơ thể thể thực vật và sự hấp thu nguyên tố này phục vụ cho các hoạt động sống của cây, phát biểu nào sau đây là chính xác?

A:

Các chất hữu cơ chứa nitơ trong đất được thực vật ưu tiên hấp thụ qua hệ rễ vì không cần thực hiện quá trình chuyển hóa mà vẫn thu được chất hữu cơ.

B:

Thực vật có thể hấp thu nitơ dưới dạng các ion amon (NH4+) và nitrate (NO3-) vào các tế bào lông hút.

C:

Nitơ chỉ đóng vai trò trong cấu tạo nên các axit amin từ đó hình thành nên các protein tham gia điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

D:

Nhờ sự có mặt của các vi sinh vật cố định đạm, ở hầu hết các loài thực vật chúng có thể sử dụng trực tiếp N2 có mặt trong khí quyển làm nguyên liệu cho tổng hợp protein.

Vai trò của nito

Khi nói về vai trò của nguyên tố nitơ trong cơ thể thực vật và sự hấp thu nguyên tố này phục vụ cho các hoạt động sống của cây, thực vật có thể hấp thu nitơ dưới dạng các ion amon (NH4+) và nitrate (NO3-) vào các tế bào lông hút.

Câu 26:

Một đoạn phân tử ADN dài 0,306µm có tỷ lệ A = 3/7 G bị đột biến khiến tỷ lệ A/G thay đổi đạt giá trị bằng 42,18% nhưng không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN này. Đoạn ADN bị đột biến có số liên kết hydro là:

A:

2431

B:

2433

C:

2435

D:

2437

Đột biến gen (bài tập)

- Số nu của ADN = 1800nu

A = 3/7G --> A = T = 270; G = X = 630 --> A/G= 42,86%

- Gen bị đột biến --> A/G= 42,18% mà chiều dài không đổi --> đột biến thay thế

--> A = T = 267; G = X = 633 (thay thế 3 cặp G-X = 3 cặp A-T)

=> số liên kết hydro của gen đột biến = 2x267+3x633 = 2433

Câu 27:

Tiến hành phép lai giữa hai cơ thể dị hợp về 2 cặp gen trội hoàn toàn AaBb, trong quá trình phát sinh giao tử đực, ở một số tế bào có hiện tượng không phân ly cặp NST chứa alen B và b trong giảm phân I, các tế bào khác bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Về mặt lý thuyết, kết quả của quá trình này tạo ra bao nhiêu loại hợp tử khác nhau?

A:

14

B:

24

C:

21

D:

32

Đột biến gen

P: ♂ AaBb                             x              ♀ AaBb

GP: (A, a)(Bb, O, B, b)    (A, a)(B, b)

F1: có số loại hợp tử = 3 x (4+3) = 21

Câu 28:

Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một gen có hai alen quy định. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng (P), thu được F1 toàn cây hoa hồng. F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 25% cây hoa đỏ : 50% cây hoa hồng : 25% cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Dựa vào kết quả trên, trong số các kết luận sau đây:

(1) Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.

(2) Kết quả của phép lai bất kỳ chỉ có thể xuất hiện đời con có một trong các tỷ lệ: 3:1 hoặc 1:2:1 hoặc 1:1 hoặc 100%.

(3) Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.

(4) Cần sử dụng phép lai phân tích mới có thể xác định kiểu gen của các cá thể ở F2. Số kết luận chính xác là:

A:

1

B:

4

C:

3

D:

2

Trội không hoàn toàn

Ptc: đỏ x trắng
F1: 100% hồng
F2: 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng
Do tính trạng 1 cặp gen gồm hai alen qui định
Tính trạng đỏ là tính trạng trội và trội không hoàn toàn
A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng
Tính trạng màu hồng là kết quả tương tác của hai gen alen A và a
Kiểu gen Aa sẽ cho hoa hồng
Câu (1): F1 x trắng : Aa x Aa
Đời con: 1Aa : 1aa ⇔ 1 hồng : 1 trắng

(1)  Đời con của một cặp bố mẹ bất kì đều có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình. --> đúng

(2)  Kết quả của phép lai bất kỳ chỉ có thể xuất hiện đời con có một trong các tỷ lệ: 3:1 hoặc 1:2:1 hoặc 1:1 hoặc 100%. --> sai, không thể xuất hiện tỉ lệ KH 3: 1

(3)  Nếu cho cây hoa đỏ ở F2 giao phấn với cây hoa trắng, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. --> sai, đỏ x trắng có 2 TH: AA x aa à 100% hồng và Aa x aa --> 1 hồng: 1 trắng.

(4) Cần sử dụng phép lai phân tích mới có thể xác định kiểu gen của các cá thể ở F2. --> sai, mỗi KG quy định 1 KH nên bất cứ phép lai nào cũng có thể xác định được KG của cá thể đem lai.

Câu 29:

Ở một loài thực vật, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do một gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, khoảng cách di truyền giữa 2 locus đủ nhỏ để không dẫn đến hiện tượng trao đổi chéo. Giao phấn cây thuần chủng tương phản về cả 2 tính trạng trên (P), thu được F1. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong số các kết luận sau đây:

(1). Có 10 loại kiểu gen.

(2). Có 2 phép lai ở P thỏa mãn mô tả.

(3). Có tối đa 3 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình xuất hiện ở F2

(4). Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen được tạo ra ở F2

Số kết luận đúng về phép lai là:

A:

1

B:

4

C:

3

D:

2

Quy luật di truyền

(1). Có 10 loại kiểu gen. --> đúng

(2). Có 2 phép lai ở P thỏa mãn mô tả. --> đúng,

TH1: AB/AB x ab/ab

TH2: Ab/Ab x aB/aB

(3). Có tối đa 3 loại kiểu gen và 3 loại kiểu hình xuất hiện ở F2 --> sai

TH1: AB/AB x ab/ab

F1: AB/ab

F1 x F1: AB/ab x AB/ab

F2: 1AB/AB: 2 AB/ab: 1ab/ab (có 3KG và 2 KH)

TH2: Ab/Ab x aB/aB

F1: Ab/aB

F1 x F1: Ab/aB x Ab/aB

F2: 1Ab/Ab: 2Ab/aB: 1 aB/aB (3Kg và 3KH)

(4). Có 2 loại kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen được tạo ra ở F2 --> sai, có 1KG trong 2 KG được tạo ra ở F2: AB/ab hoặc Ab/aB

Câu 30:

Ở người, gen A quy định kiểu hình da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định da bạch tạng, cặp alen này nằm trên 1 cặp NST thường. Alen M quy định kiểu hình mắt bình thường, trội hoàn toàn so với alen m quy định mù màu đỏ lục. Locus chi phối khả năng nhìn màu đỏ lục nằm trên NST X ở vùng không tương đồng XY. Người bố bạch tạng và khả năng nhìn bình thường kết hôn với người mẹ có kiểu hình bình thường ở hai tính trạng sinh được người con trai vừa mù màu, vừa bạch tạng. Cho rằng không xuất hiện đột biến mới, xác suất cặp vợ chồng này sinh thêm được hai con đều bình thường về cả hai tính trạng là:

A:

9/64

B:

3/64

C:

3/32

D:

3/16

Di truyền người

- Con trai bị mù màu và bạch tạng: aaXmY --> mẹ bình thường về 2 tính trạng có KG dị hợp AaXMXm

aaXMY (bố bị bạch tạng, nhìn bình thường)

- Xác suất sinh con không bị bạch tạng = 1/2

Xác suất sinh con không bị mù màu = 3/4

Xác suất cặp vợ chồng này sinh thêm được hai con đều bình thường về cả hai tính trạng là (12×34)2 = 9/64

Câu 31:

Ở ruồi giấm, hai tế bào phát sinh giao tử có kiểu gen AaBb XDeXdE tiến hành quá trình giảm phân bình thường nhưng có hoán vị gen ở 1 trong hai tế bào. Theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là:

A:

2

B:

4

C:

6

D:

16

Tính số loại giao tử trong giảm phân

Ở ruồi giấm, hai tế bào phát sinh giao tử có kiểu gen AaBb XDeXdE à đây là cơ thể cái à 1 tế bào sinh giao tử tạo ra 1 trứng

Theo lý thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra là: 2

Câu 32:

Nghiên cứu sự di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát có dạng 0,3aaBB: 0,6AaBb: 0,1AaBB. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các giao tử, hợp tử đều có sức sống và phát triển bình thường. Trong số các nhận định dưới đây về thế hệ F1:

(1). Chỉ có thể xuất hiện tối đa 9 loại kiểu gen ở F1.

(2). 50% số cá thể ở đời F1 khi tự thụ phấn không có hiện tượng phân ly kiểu hình ở đời con.

(3). Không xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử 2 locus ở đời con.

(4). Tỷ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus xuất hiện với tỷ lệ 3,75%.

Số nhận định chính xác là:

A:

2

B:

3

C:

1

D:

4

Quần thể tự thụ

P: 0,3aaBB: 0,6AaBb: 0,1AaBB. (tự thụ phấn bắt buộc)

F1: 0,3aaBB à 0,3 aaBB

0,6 AaBb à 0,0375 AABB: 0,075 AaBB: 0,075 AABb: 0,15 AaBb: 0,075 Aabb: 0,075 aaBb: 0,0375 AAbb: 0,0375 aaBB: 0,0375 aabb

0,1 AaBB à 0,025 AABB: 0,05 AaBB: 0,025 aaBB

(1). Chỉ có thể xuất hiện tối đa 9 loại kiểu gen ở F1. à đúng

(2). 50% số cá thể ở đời F1 khi tự thụ phấn không có hiện tượng phân ly kiểu hình ở đời con. à đúng, đó là các KG 0,0375 AABB+ 0,0375 AAbb: 0,0375 aaBB: 0,0375 aabb + 0,3 aaBB + 0,025 AABB + 0,025 aaBB = 0,5 = 50%

(3). Không xuất hiện kiểu gen đồng hợp tử 2 locus ở đời con. à sai, có xuất hiện AABB; AAbb; aaBB; aabb

(4). Tỷ lệ cá thể mang kiểu gen đồng hợp lặn 2 locus xuất hiện với tỷ lệ 3,75%. à đúng.

Câu 33:

Trong số các hoạt động dưới đây:

(1). Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các loại cây rừng.

(2). Tăng cường chăn nuôi bò và các loài động vật có hoạt động cộng sinh với sinh vật sản sinh mê tan.

(3). Khai thác dầu mỏ và các loại đá phiến nhằm cung cấp nhiên liệu cho các loài phương tiện giao thông sử dụng xăng.

(4). Sử dụng các bình nước nóng năng lượng mặt trời.

(5). Xây dựng các trung tâm dữ liệu sử dụng năng điện năng từ gió.

Số các hoạt động có khả năng làm giảm tốc độ nóng lên toàn cầu gây ra bởi hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

A:

2

B:

3

C:

4

D:

1

Bảo vệ môi trường

Các hoạt động có khả năng làm giảm tốc độ nóng lên toàn cầu gây ra bởi hiện tượng hiệu ứng nhà kính. 

(1). Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng các loại cây rừng.

(4). Sử dụng các bình nước nóng năng lượng mặt trời.

(5). Xây dựng các trung tâm dữ liệu sử dụng năng điện năng từ gió.

Câu 34:

Các vi khuẩn E.coli sinh sản bằng trực phân, từ một tế bào phân chia thành 2 tế bào con sau mỗi 20 phút (gọi là thời gian thế hệ) nếu điều kiện môi trường sống lý tưởng. Giả sử rằng từ một tế bào ban đầu được nuôi cấy trong điều kiện lý tưởng, sau bao nhiêu thời gian tổng sinh khối của tế bào có khối lượng bằng khối lượng trái đất 6.1021 tấn, biết rằng trung bình mỗi tế bào nặng 5.10-13g.

A:

34,3 giờ

B:

54,5 giờ

C:

44,4 giờ

D:

 48,5 giờ

Sinh thái

Số TB để đạt cân nặng 6.1021 là: (6.1021.106)/(5.10-13) = 1,2.1040

Số thế hệ để đạt được 1,2.1040 tế bào là: 2k = 1,2.1040 (k là số lần trực phân)

à k ≈ 133 à thời gian thực hiện 133 thế hệ = 133 x 20 = 2660 phút ≈ 44,4 giờ

Câu 35:

Ở một loài chim, tiến hành phép lai giữa chim thuần chủng đuôi dài, xòe và chim đuôi ngắn, nhọn được F1 100% đuôi dài, xòe. Cho chim đực F1 giao phối với chim mái chưa biết kiểu gen được thế hệ lai gồm 84 chim mái đuôi ngắn, nhọn; 36 chim mái đuôi ngắn, xòe và 84 chim mái đuôi dài, xòe và 1 nhóm khác chưa ghi nhận được số liệu; các chim trống đề có 1 kiểu hình lông dài, xòe. Biết rằng mỗi tính trạng do một cặp gen chi phối, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến, gen chi phối tính trạng không nằm trên NST Y. Về mặt lý thuyết, khi cho chim trống F1 lai phân tích thì tỷ lệ kiểu hình đuôi ngắn, nhọn thu được ở đời sau chiếm:

A:

35%

B:

17,5%

C:

8,75%

D:

70%

Quy luật di truyền

- Ở một loài chim, tiến hành phép lai giữa chim thuần chủng đuôi dài, xòe và chim đuôi ngắn, nhọn được F1 100% đuôi dài, xòe. à dài (A) trội so với ngắn (a); xòe (B) trội so với nhọn (b)

- F1 có sự phân li KH khác nhau ở 2 giới à 2 gen trên nằm trên NST X.

P: XABXAB x XabY

F1: XABXab: XABY

XABXab x chim mái à XabY = 36 con = XABY

à tỉ lệ ngắn nhọn XabY = 35% à tỉ lệ giao tử Xab = 35% à tần số hoán vị xảy ra ở con đực = 30%

- Cho chim trống F1 lai phân tích XABXab x XabY à tỉ lệ ngắn, nhọn = Xab Xab + XabY = 0,35 x 0,5 + 0,35 x 0,5 = 0,35

Câu 36:

Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?

(1) Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.

(2) Có 4 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

(3) Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 6 mắt xích.

(4) Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

A:

3

B:

2

C:

1

D:

4

Lưới thức ăn

(1)- đúng

(2)- đúng, có 4 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2

(3)- sai, Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 4 mắt xích

(4)- sai, Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 2

Câu 37:

Ở một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưõng bội 2n=6 và mỗi gen quy định một tính trạng. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các căp gen đươc kí hiệu ABDEaedbMNpqomnPQOHKLHKL . Giả sử có một thể đột biến cấu trúc NST có kiểu gen ABDEadbeMNpqomnPQOHKLHKL  theo thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Thể đột biến phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST không tương đồng.

(2) Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường.

(3) Hình thái của các NST có thể không bị thay đổi.

(4) Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen

A:

3

B:

1

C:

2

D:

4

Đột biến

Đây là đột biến chuyển đoạn trên 1 NST (aedb → adbe)

(1) sai,

(2) sai, đột biến không ảnh hưởng tới gen Q

(3) sai, hình thái của NST sẽ bị thay đổi

(4) đúng.

Câu 38:

Tính trạng thân xám (A), cánh dài (B) ở ruồi giấm là trội hoàn toàn so với thân đen(a), cánh cụt (b); 2 gen quy định tính trạng trên cùng nằm trên một cặp NST thường. Gen D quy định mắt màu đỏ là trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X.Thế hệ P cho giao phối ruồi ♀ AbaBXDXd với ruồi ♂ ABabXdY F1 có 160 cá thể trong số đó có 6 ruồi cái đen, dài, trắng. Cho rằng tất cả các trứng tạo ra đều tham gia vào quá trình thụ tinh và hiệu suất thụ tinh của trứng là 80%, 100% trứng thụ tinh được phát triển thành cá thể. Có bao nhiêu tế bào sinh trứng của ruồi giấm nói trên không xảy ra hoán vị gen trong quá trình tạo giao tử

A:

10 tế bào. 

B:

30 tế bào. 

C:

15 tế bào. 

D:

40 tế bào. 

Quy luật di truyền 

Cá thể ruồi cái đen, cụt, trắng  aBabXdXd=0,0375aBab=0,03750,25

Mà ở ruồi giấm hoán vị gen chỉ xảy ra ở cá thể cái → aBcơ thể cái=0,3 →f =40%

Ta có: F1 có 160 cá thể→ số trứng được thụ tinh=160

→ Số trứng sinh ra 160/0,8 =200 (tế bào trứng)

-f=40% → số trứng xảy ra hoán vi gen=2×200×0,4=160(trứng)

-Số trứng không xảy ra hoán vị gen= 200-160=40

Câu 39:

Cho các kiểu gen tạo nên các kiểu hình sau: A-B- : màu đỏ; A-bb: màu mận; aaB-: màu đỏ tía; aabb: màu trắng. Một gen lặn thứ ba cc gây chết tất cả các cá thể đồng hợp tử về màu mận, nhưng không ảnh hưởng đến các kiểu gen khác. Alen trội C không biểu hiện kiểu hình. Nếu hai cá thể đều dị hợp về cả 3 cặp gen đem lai với nhau. Hỏi tỉ lệ kiểu hình màu đỏ nhận được ở đời con?

A:

54,7%

B:

42,9%

C:

56,3%

D:

57,1%

Quy luật di truyền

AAbbcc : chết

P : AaBbCc × AaBbCc

Nếu kiểu gen AAbbcc không chết, tỉ lệ kiểu hình màu đỏ A-B-C+ A-B-cc là : 3/4×3/4×1=9/16

Tỉ lệ bị chết là : (1/4)3 = 1/64

Vậy tỉ lệ còn sống là 63/64

Tỉ lệ màu đỏ thực tế ở đời con là (9/16)/(63/64) = 57,1%

Câu 40:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả về khả năng uốn cong được lưỡi ở người ở người do một trong hai alen của gen quy định.

 

Biết rằng quần thể này trạng thái cân bằng và tỉ lệ người có khả năng uốn cong lưỡi trong quần thể là 64%. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Trong phả hệ có tối đa 4 người có khả năng uốn cong lưỡi mang kiểu gen đồng hợp.

(2) Xác suất cặp vợ chồng I3 và I4 mang kiểu gen khác nhau là 18,75%.

(3) Xác suất để người II8 và II9 có kiểu gen giống nhau là 43,75%.

(4) Người số II7 có xác suất kiểu gen là 1/3AA:2/3Aa

A:

2

B:

3

C:

1

D:

4

Phả hệ

- Bố mẹ I1, I2 uốn cong lưỡi sinh con gái II5 không uốn cong lưỡi → tính trạng uốn cong lưỡi do gen trội nằm trên NST thường quy định (A – uốn cong lưỡi, a – không uốn cong lưỡi).

- Quần thể cân bằng di truyền: p2AA + 2pqAa + q2aa = 1 → q2 = 0,36 → q = 0,6, p = 0,4

- Cấu trúc di truyền của quần thể: 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1.

 

(I1) Aa

(I2) Aa

 

(I3) 1/4AA:3/4Aa

(I4) 1/4AA:3/4Aa

(II5) aa

(II6) aa

(II7) 1/3AA:2./3Aa

 

(II8) 5/11AA:6/11Aa

(II9) 5/11AA:6/11Aa

 

 

 

(III10) 8/15AA:7/15Aa

 

 

 

(1) sai, trong phả hệ có tối đa 6 người có khả năng uốn cong lưỡi mang kiểu gen đồng hợp

là I3, I4, II7, II8, II9, III10.

(2) sai, xác suất cặp vợ chồng I3 và I4 mang kiểu gen khác nhau:

1- 1/4 × 1/4 – 3/4 × 3/4 = 0,375.

Chú ý: I3 và I4 không phải là anh em ruột và ở trong cùng một quần thể.

(3) sai: (I3): 1/4AA:3/4Aa  ×  (I4): 1/4AA : 3/4Aa

+ TH1: 1/4AA × 1/4AA → con: (1/4 × 1/4)(1AA)

→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (1/4 × 1/4) × 1 = 1/16.

+ TH2: 1/4AA × 3/4Aa → con: (1/4 × 3/4)(1/2AA : 1/2Aa)

→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (1/4 × 3/4) × (1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) = 3/32.

+ TH3: 3/4Aa × 1/4AA → con: (3/4 × 1/4)(1/2AA:1/2Aa)

→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (3/4 × 1/4) × (1/2 × 1/2 + 1/2 × 1/2) = 3/32.

+ TH4: 3/4Aa × 3/4Aa → con: (3/4 × 3/4)(1/4AA:2/4Aa:1/4aa).

→ XS sinh 2 con II8, II9 có kiểu gen giống nhau = (3/4 × 3/4) × (1/3 × 1/3 + 2/3 × 2/3) = 5/16.

→ XS II8 và II9 có kiểu gen giống nhau = 1/16 + 3/32 + 3/32 + 5/16 = 9/16 = 56,25%.

Chú ý: II8 và II9 được sinh ra từ một cặp bố mẹ nên chúng phải là anh em ruột.

(4) đúng: II7 có anh em ruột không uốn được lưỡi (aa) → bố mẹ họ có kiểu gen Aa × Aa → II7: 1/3AA:2/3Aa

 

 


Hava Online - “Mang công nghệ vào tri thức”
Nhận xét đề thi