Môn: Hoá Học
Mã Đề: 01222

Câu 1:

Chất nào sau đây có thể được dùng để làm mềm nước có tính cứng tạm thời?

A:

KNO3.

B:

HCl.

C:

Na2CO3.

D:

MgCl2.

Phương pháp làm mềm nước cứng:

Sử dụng Na2CO3 vì: M2+  + CO32-   MCO3  (M là Ca và Mg) nhằm tạo kết tủa với ion Ca2+, Mg2+

Đáp án C

Câu 2:

Tiến hành các thí nghiệm sau :

- TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- TN2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- TN3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

- TN4: Để thanh thép ( hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

- TN5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A:

6.

B:

4.

C:

2.

D:

3.

Ăn mòn điện hóa xảy ra khi có cặp điện cực cùng tiếp xúc với dung dịch điện li

Các trường hợp xuất hiện cặp điện cực 

TH2: Fe – Cu

TH4: Fe – C

TH5: Zn - Cu

Đáp án D

Câu 3:

Cho sơ đồ chuyển hoá giữa các hợp chất của crom:

Cr(OH)3+KOHX+(Cl2+KOH)Y+H2SO4Z+FeSO4+H2SO4T

Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự lần lượt là

A:

KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; Cr2(SO4)3.

B:

KCrO2; K2CrO4; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

C:

KCrO2; K2Cr2O7; K2CrO4; CrSO4.

D:

K2CrO4; KCrO2; K2Cr2O7; Cr2(SO4)3.

Viết phương trình hóa học

Cr(OH)3  + KOH   KCrO2  + H2O

KCrO2  + Cl2  + KOH  K2CrO4  + KCl + H2O

K2CrO4  + H2SO4   K2Cr2O7 + K2SO4 + H2O

K2Cr2O7 + FeSO4  + H2SO4  Fe2(SO4)3  + Cr2(SO4)3  + K2SO4 + H2O

Chất X, Y, Z, T theo thứ tự là: KCrO2, K2CrO4, K2Cr2O7 và Cr2(SO4)3

Đáp án B

Câu 4:

Trong các công thức sau, công thức có tên gọi tristearin là

A:

(C17H35COO)2C2H4

B:

C3H5(OCOC17H33)3

C:

C3H5(OCOC17H35)3

D:

(C15H31COO)3C3H5

Công thức của tristearin

Đáp án C

Câu 5:

Cho các chất sau: CH3COOCH2CH2Cl, ClH3N-CH2COOH, C6H5Cl (thơm), HCOOC6H5 (thơm), C6H5COOCH3 (thơm), HO-C6H4-CH2OH (thơm), CH3CCl3, CH3COOC(Cl2)-CH3. Có bao nhiêu chất khi tác dụng với NaOH đặc dư, ở nhiệt độ và áp suất cao cho sản phẩm có 2 muối?

A:

7.

B:

4.

C:

5.

D:

6.

Viết phương trình và chọn các chất phản ứng với NaOH tạo 2 muối.

Có 6 chất thỏa mãn:

CH3COOCH2CH2Cl  + NaOH  CH3COONa + NaCl  + C2H4(OH)2

ClH3N-CH2-COOH  + NaOH   NH2-CH2-COONa  + NaCl + H2O

C6H5Cl  + NaOH   C6H5ONa + NaCl  + H2O

HCOOC6H5  + NaOH  HCOONa + C6H5ONa + H2O

C6H5COOCH3  + NaOH  C6H5COONa  + CH3OH

HO-C6H5-CH2OH  + NaOH  NaO-C6H4-CH2OH  + H2O

CH3CCl3  + NaOH  CH3COONa  + NaCl  + H2O

CH3COOCCl2-CH3  + NaOH  CH3COONa  + NaCl  + H2O

Đáp án D

Câu 6:

Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

A:

sự khử ion Na+.

B:

sự oxi hoá ion Cl-.

C:

sự oxi hoá ion Na+.

D:

sự khử ion Cl-.

Quá trình xảy ra ở điện cực khi điện phân nóng chảy

Điện phân nóng chảy: NaCl   Na+  + Cl-

Catot: Na+  + 1e   Na  (sự khử ion Na+)

Anot:  2Cl   Cl2  + 2e

Đáp án a

 

Câu 7:

Cho dãy các chất: Cu, Na, Zn, Mg, Ba. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch FeCl3 dư có sinh ra kết tủa là

A:

5.

B:

3.

C:

4.

D:

2.

Viết phương trình và xác định các trường hợp tạo kết tủa.

Na, Ba:  Na  + H2 NaOH  + 1/2H2

               Ba  + 2H2  Ba(OH) + H2

               Fe3+  + 3OH  Fe(OH)3

Các kim loại còn lại:

                 Cu  + 2Fe3+ dư    2Fe2+  + Cu2+

                 Zn  + 2Fe3+ dư      Zn2+  + Fe2+

                  Mg  + Fe3+ dư      Mg2+  + Fe2+

                   Ni  + Fe3+ dư       Ni2+  + Fe2+

Đáp án D

Câu 8:

Số đồng phân đơn chức, mạch hở cùng CTPT C4H8O2 có phản ứng tráng bạc là

A:

4.

B:

3.

C:

2.

D:

5.

Viết đồng phân 

Có 2 đồng phân đơn chức, mạch hở tráng bạc

HCOO-CH2-CH2-CH3

HCOO-CH(CH3)2

Đáp án C

Câu 9:

Kim loại Al không tan trong dung dịch nào sau đây?

A:

Dung dịch HNO3 đặc, nguội.

B:

Dung dịch NaOH.

C:

Dung dịch HCl.

D:

Dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Tính chất hóa học của Al

Nhôm bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội

Đáp án A

Câu 10:

Sản phẩm hữu cơ thu được khi thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong dung dịch NaOH là

A:

CH2=CHCOONa và C2H5OH.

B:

CH2=CHCOONa và CH3CHO.

C:

C2H5COONa và C2H5OH.

D:

C2H5COONa và CH3CHO.

Viết phương trình phản ứng hóa học

C2H5COOCH=CH2  + NaOH  C2H5COONa  + CH3CHO

Đáp án D

Câu 11:

Nước muối sinh lý là dung dịch chất X nồng độ 0,9% dùng súc miệng để vệ sinh răng và họng. Công thức của X là

A:

KNO3.

B:

KCl.

C:

NaNO3.

D:

NaCl.

Thành phần của nước muối sinh lý

Đáp án D

Câu 12:

Dung dịch không có phản ứng màu biure là

A:

Gly-Ala-Val.

B:

Gly-Val.

C:

Gly-Ala-Val-Gly.

D:

anbumin (lòng trắng trứng).

Dung dịch peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên; protein có phản ứng màu biure.

Gly-Ala không có phản ứng màu piure vì chỉ có 1 liên kết peptit

Đáp án B

Câu 13:

Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?

A:

CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

B:

CH3OCH3, CH3CHO.

C:

C4H10, C6H6.

D:

C2H5OH, CH3OCH3.

Đồng phân là những hợp chất hữu cơ có cùng công thức phân tử

C2H5OH và CH3OCH3 là đồng phân vì có cùng công thức phân tử là C2H6O

Đáp án D

Câu 14:

Đun nóng 25 gam dung dịch glucozơ nồng độ a% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,32 gam Ag. Giá trị của a là

A:

14,40.

B:

12,96.

C:

25,92.

D:

28,80.

C6H12O6   2Ag

nAg = 0,04 mol => nC6H12O6  = nAg/2 = 0,02 mol

=> x = 0,02.180/25 = 14,4%

Đáp án A

Câu 15:

Thành phần hóa học của phân bón amophot gồm

A:

NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

B:

NH4Cl và Ca(H2PO4)2.

C:

KNO3 và (NH4)2HPO4.

D:

NH4H2PO4 và Ca3(PO4)2.

Lý thuyết về phân bón hóa học

Đáp án A

Câu 16:

Phản ứng hóa học không xảy ra trong quá trình luyện gang là

A:

3Fe2O3 + CO to2Fe3O4 + CO2.

B:

2Fe(OH)3 toFe2O3 + 3H2O.

C:

C + CO2 to2CO.

D:

CaCO3 to CaO + CO2.

Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang.

Đáp án B

Câu 17:

Cho các chất: C2H4(OH)2, CH2OH-CH2-CH2OH, CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, (COOH)2, CH3COCH3, CH2(OH)CHO. Có bao nhiêu chất đều phản ứng được với Na và Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường ?

A:

2.

B:

3.

C:

5.

D:

4.

Tính chất hóa học của một số hợp chất hữu cơ.

Các chất phản ứng với Na và Cu(OH)2 ở điều kiện thường

C2H4(OH)2; C3H5(OH)3; (COOH)2

=> Có 3 chất

Đáp án B

Câu 18:

Cho 15,75 gam hỗn hợp X gồm C2H5NH2 và H2N-CH2-COOH phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol HCl, thu được 24,875 gam muối. Giá trị của a là

A:

0,2.

B:

0,25.

C:

0,125.

D:

0,15.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mX + mHCl = mmuối

nHCl = (mmuối – mX)/36,5 = (24,875 – 15,75)/36,5 = 0,25 mol

Đáp án B

Câu 19:

Thạch nhũ trong hang đá tạo ra những hình ảnh đẹp, tạo nên những thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch. Thành phần chính của thạch nhũ là

A:

Ca3(PO4)2.

B:

Ca(HCO3)2.

C:

CaCO3.

D:

Ca(OH)2.

Thành phần chính của thạch nhũ

Đáp án C

Câu 20:

Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A:

metyl amin.

B:

alanin.

C:

glyxin.

D:

axit axetic.

Dung dịch có tính bazơ làm phenolphtalein chuyển màu hồng.

Metyl amin có tính bazơ nên làm phenolphtalein đổi màu.

Đáp án A

Câu 21:

Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?

A:

Tinh bột.

B:

Glucozơ.

C:

Saccarozơ.

D:

Fructozơ.

Tên gọi thông thường của một số hợp chất hữu cơ.

Đáp án B

Câu 22:

Thủy phân hoàn toàn 0,12 mol peptit X có công thức Gly-(Ala)2-(Val)3 trong HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Giá trị của m là

A:

92,12.

B:

82,84.

C:

88,92.

D:

98,76.

Phương trình thủy phân hoàn toàn trong HCl:

Peptit (có n mắt xích ) + aHCl + (n-1) H2O → n Muối của α - amino axit

(trong đó a là số nguyên tử N có trong peptit)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.

Gly-(Ala)2-(Val)  + 5H2O   + 6HCl     Muối

0,12                  0,6     0,72                       mol

=> mmuối = mX + mH2O + mHCl = 0,12.514 + 0,6.18 + 0,72.36,5 = 98,76 gam

Đáp án D

Câu 23:

Thành phần chính của quặng đolomit là

A:

CaCO3.MgCO3.

B:

CaCO3.Na2CO3.

C:

FeCO3.Na2CO3.

D:

MgCO3.Na2CO3.

Thành phần chính của quặng đolomit.

Đáp án A

Câu 24:

Kim loại nào sau có thể được điều chế bằng cả 3 phương pháp: thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân dung dịch?

A:

Mg.

B:

K.

C:

Al.

D:

Cu.

Lý thuyết về phương pháp điều chế kim loại.

Đáp án D.

Câu 25:

Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH–CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A:

3.

B:

4.

C:

1.

D:

2.

Chất có liên kết C = C hoặc vòng no kém bền thì có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.

Các chất tham gia phản ứng trùng hợp là:

CH2=CHCl; CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2

Đáp án A

Câu 26:

Este đa chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H8O4 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của một axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây đúng?

A:

Z hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường.

B:

Chỉ có 02 công thức cấu tạo thỏa mãn X.

C:

Phân tử X có 3 nhóm -CH3.

D:

Chất Y không làm mất màu nước brom.

Tính độ bội k

X + NaOH   muối của axit cacboxylic và ancol

X không tráng bạc => không chứa HCOO-

=> Công thức của X

k = 3 => có 1 liên kết pi trong C=C và 2 liên kết pi thuộc 2 nhóm –COO

X + NaOH  1 muối của axit cacboxylic Y + 1 ancol Z

X không tráng bạc X không có HCOO-

=> X là CH3-OOC-CH=CH-COO-CH3 hoặc CH3-OOC-C(=CH2)-COO-CH3 (B đúng)

Y là HOOC-CH=CH-COOH hoặc HOOC-C(=CH2)-COOH và Z là CH3OH

Đáp án B

 

Câu 27:

Cho kim loại M vào dung dịch muối của kim loại X thấy có kết tủa và khí bay ra. Cho kim loại X vào dung dịch muối của kim loại Y thì thấy có kết tủa Y. Mặt khác, kim loại X vào dung dịch muối của Z không thấy có hiện tượng gì. Cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần tính kim loại

A:

Y < X < Z < M.

B:

Z < X < M < Y.

C:

Z < X < Y < M.

D:

Y < X < M < Z.

Dựa vào khả năng phản ứng để sắp xếp chiều tăng phản ứng của các chất.

Cho kim loại M vào dung dịch muối của kim loại X thấy có kết tủa và khí bay ra => M là kim loại khử được H2O => X < M

Cho kim loại X vào dung dịch muối của kim loại Y thấy có kết tủa Y => Y < X

Mặt khác, kim loại X vào dung dịch muối Z không thấy có hiện tượng gì => X < Z

Y < X < Z < M

Đáp án A.

Câu 28:

Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A:

61,0.

B:

70,6.

C:

49,3.

D:

80,2.

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.

nHCl = 1,2 mol => nH2O = 0,6 mol

Bảo toàn khối lượng:

moxit + mHCl = mmuối + mH2O

mmuối = 37,6 + 1,2.36,5 – 0,6.18 = 70,6 gam

Đáp án B.

Câu 29:

Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 11,2 gam Fe và 4,8 gam Fe2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của V và m lần lượt là

A:

290 và 83,23.

B:

260 và 102,7.

C:

290 và 104,83.

D:

260 và 74,62.

nFe.2 > nFe3+ => để HCl tốn ít nhất thì sản phẩm muối chỉ có muối FeCl2

+ Cho dung dịch AgNO3 dư  vào Y

=> Kết tủa gồm: AgCl và Ag

nFe = 0,2 mol và nFe2O3 = 0,03 mol

nFe.2 > nFe3+ => để HCl tốn ít nhất thì sản phẩm muối chỉ có muối FeCl2

nFeCl2 = 0,26 mol => nHCl = 0,52 mol => VHCl = 0,26 l = 260 ml

+ Cho dung dịch AgNO3 dư  vào Y

Kết tủa gồm: AgCl và Ag

nAgCl = nCl- = 0,52 mol

nAg = nFe2+ = 0,26 mol

=> m = mAgCl + mAg = 0,52.143,5 + 0,26.108 = 102,7 gam

Đáp án B

Câu 30:

Số lượng đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là

A:

5.

B:

4.

C:

3.

D:

2.

Viết đồng phân amin bậc II.

Các amin bậc II:

CH3-NH-CH2-CH2-CH3

CH3-NH-CH(CH3)2

CH3-CH2-NH-CH2-CH3

Đáp án C

Câu 31:

Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin và vinyl axetilen có tỉ khối so với hiđro bằng 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X rồi cho toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,2M sau phản ứng thu được m gam kết tủa . Giá trị của m là

A:

12,5 gam.

B:

10 gam.

C:

2,5 gam.

D:

7,5 gam.

Các chất trong X đều có 4H => có công thức chung là CxH4

Dựa vào M => Xác định x

nCaCO3 = nOH-  - nCO2

 

Các chất đều có 4H => X là CxH4

MX = 12x + 4 = 17.2 => x = 2,5

nX = 0,05 mol => nCO2 = 0,05x = 0,125

nCa(OH)2 = 0,1 mol => nCaCO3 = nOH- - nCO2 = 0,2 – 0,125 = 0,075 mol

mCaCO3 = 7,5 gam

Đáp án D

Câu 32:

Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Để trung hòa dung dịch X cần vừa đủ dung dịch Y trên, tổng khối lượng các muối tạo ra là

A:

13,70.

B:

12,78.

C:

18,46.

D:

14,26.

nH2 => nOH

Trung hòa vừa đủ => nH+ = nOH-

mmuối = mKL + mgốc axit

nH2 = 0,12 mol => nOH- = 0,24 mol

Trung hòa vừa đủ => nH+ = 0,24 mol

nHCl : nH2SO4 = 4 : 1 => đặt nHCl = 4x và nH2SO4 = x

=> nH+ = 4x + 2x = 0,24 => x = 0,04 mol

=> nHCl = 0,16 mol và nH2SO4 = 0,04 mol

mmuối = mKL + mgốc axit = 8,94 +  0,16.35,5 + 0,04.96 = 18,46 gam

Đáp án C

Câu 33:

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 2,31 mol O2, thu được H2O và 1,65 mol CO2. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glixerol và 26,52 gam muối. Mặt khác, m gam X tác dụng được tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là

A:

0,12.

B:

0,18.

C:

0,15.

D:

0,09.

Triglixerit: CnH2n+2-2kO6 => nCO2 – nH2O = a(k-1)

X  + Br2 => nBr2 = a(k - 3)

 

Triglixerit: CnH2n+2-2kO6 => nCO2 – nH2O = a(k-1)

Đặt nX = x mol và nH2O = y mol

Bảo toàn O: 6x + 2,31.2 = 1,65.2 + y (1)

mX = mC + mH + mO = 1,65.12 + 2y + 16.6x = 96x + 2y + 19,8

nNaOH = 3x mol và nC3H5(OH)3 = x mol

Bảo toàn khối lượng:

96x + 2y + 19,8 + 40.3x = 26,52 + 92x (2)

Từ (1) và (2), ta có: x = 0,03 mol và y = 1,5 mol

X có độ không no là k

=> 0,03(k-1) = nCO2 – nH2O

=> k = 6

nBr2 = 0,03.(k – 3) = 0,09 mol

Đáp án D

Câu 34:

Cho các nhận xét sau

  1. Glucozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
  2. Etanol và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH.
  3. Tính axit của axit fomic mạnh hơn của axit axetic
  4. Liên kết hiđro là nguyên nhân chính khiến etanol có nhiệt độ sôi cao hơn của đimetylete.
  5. Phản ứng của NaOH với etylaxetat là phản ứng thuận nghịch.
  6. Cho anilin vào dung dịch brom thấy có vẩn đục.

Các kết luận đúng là

A:

(1), (2), (4), (5).

B:

(1), (3), (4), (6).

C:

(2), (4), (5), (6).

D:

(2), (3), (5), (6).

Lý thuyết tổng hợp về 1 số hợp chất hữu cơ.

(1) Đúng

(2) Sai, phenol có tác dụng với NaOH còn etanol thì không.

(3) Đúng

(4) Đúng

(5) Sai, phản ứng xà phòng hóa là phản ứng một chiều

(6) Đúng

Câu 35:

Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu vào 300ml dung dịch HCl 1M chỉ thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 51,15 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A:

17,0.

B:

13,8.

C:

14,5.

D:

11,2.

Cu không tan => Y chứa FeCl2 và CuCl2

Kết tủa gồm: AgCl và Ag

Bảo toàn nguyên tố.

Y chứa FeCl2 (x mol) và CuCl2 (y mol)

nHCl = 2x + 2y = 0,3 mol

Kết tủa gồm: AgCl (0,3 mol) và Ag (x mol)

mkết tủa = mAgCl + mAg = 143,5.0,3 + 108.x = 51,15

=> x = y = 0,075 mol

nO = nH2O = nHCl/2 = 0,15 mol

mX = 56x + 64y + mO + mCu dư = 14,6 gam

Đáp án C

Câu 36:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho 2 ml benzen vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất, sau đó lắc đều.

(2) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, lắc đều. Đun cách thủy 6 phút, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

(3) Cho vào ống nghiệm 1 ml metyl axetat, sau đó thêm vào 4 ml dung dịch NaOH (dư), đun nóng.

(4) Cho 2 ml NaOH vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch phenylamoni clorua, đun nóng.

(5) Cho 1 anilin vào ống nghiệm chứa 4 ml nước cất.

(6) Nhỏ 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa 4 ml nước cất.

Sau khi hoàn thành, có bao nhiêu thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp?

A:

5.

B:

4.

C:

3.

D:

2.

Tính tan của một số chất hữu cơ.

(1) Có phân lớp, do C6H6 không tan

(2) Có phân lớp, do CH3COOC2H5 không tan

(3) Đồng nhất

(4) Có phân lớp do tạo sản phẩn C6H5NH2 không tan

(5) Có phân lớp, do C6H5NH2 không tan

(6) Đồng nhất

Đáp án B

Câu 37:

Hỗn hợp M gồm este no, đơn chức mạch hở G, hai amino axit X, Y và ba peptit mạch hở Z, T, E đều tạo bởi X, Y. Cho 65,4 gam M phản ứng hoàn toàn với lượng vừa đủ 600 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 1,104 gam ancol etylic và dung dịch F chứa a gam hỗn hợp ba muối natri của alanin, lysin và axit cacboxylic Q (trong đó số mol muối của lysin gấp 14 lần số mol muối của axit cacboxylic). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn b gam M bằng lượng oxi vừa đủ thu được 2,36 mol CO2 và 2,41 mol H2O. Kết luận nào sau đây sai?

A:

Giá trị của b là 54,5.

B:

Khối lượng muối natri của alanin trong a gam hỗn hợp là 26,64 gam.

C:

Giá trị của a là 85,56.

D:

Phần trăm khối lượng este trong M là 3,23%.

Quy đổi

Bảo toàn nguyên tố, bảo toàn khối lượng.

nQ = nG = nC2H5OH = 0,024 mol => nLysNa = 0,024.14 = 0,336 mol

=> nAlaNa = 0,6 – 0,024 – 0,336 = 0,24 mol => mAlaNa = 26,64 gam (B đúng)

nNaOH = nG + nC2H3ON => nC2H3ON = 0,576 mol

Quy 65,4 gam M về:

HCOOOC2H5 (0,024 mol), C2H3NO (0,576 mol); NH (0,336 mol); CH2 (x mol) và H2O (y mol)

mM = 0,024.74 + 0,576.57 + 0,336.15 + 14x + 18y = 65,4 gam

nCO2nH2O=0,024.3+0,576.2+x0,024.3+0,576.1,5+0,336.0,5+x+y=2,362,41(2)

Từ (1) và (2): x = 1,608 mol; y = 0,18 mol

Bảo toàn khối lượng: a = mX + mNaOH – mH2O – mC2H5OH = 85,056 gam (C sai)

Bảo toàn nguyên tố C: 0,024.3 + 0,576.2 + 1,608 = 0,336.6 + 0,24.3 + 0,024.2 + nQ. Số C thuộc Q

=> nC (thuộc Q) = 0,048 mol

=> số C = 0,048/0,024 = 2 mol

CH3COOC2H5 (0,024 mol) => chiếm 3,23% (D đúng)

Lại có: 65,4 gam M chứa nC = 2,832 mol

b gam M có chứa nC = 2,36 mol

=> b = 54,5 (A đúng)

Đáp án C

Câu 38:

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3

(c) Dẫn khí H2 dư qua Fe2O3 nung nóng.

(d) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

(e) Nung hỗn hợp gồm Al và CuO (không có không khí).

(f) Điện phân nóng chảy KCl với điện cực trơ.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là

A:

6.

B:

3.

C:

5.

D:

4.

Viết phương trình và xác định các thí nghiệm thu được kim loại.

(a) Mg  + Fe2(SO4)3 dư  MgSO4  + 2FeSO4

(b) FeCl2  + AgNO3 dư  Fe(NO3)3 + AgCl + Ag

(c) 2H2  + Fe2O3   Fe  + 3H2O

(d) Zn + 2AgNO3  Zn(NO3)2  + 2Ag

(e) Al    + CuO   Cu  + Al2O3

(g) NaCl     Na  + 1/2Cl2

Đáp án C

Câu 39:

Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,8m gam rắn không tan. Giá trị của m là

A:

29,4 gam.

B:

16,8 gam.

C:

19,6 gam.

D:

25,2 gam.

Bài tập về điện phân dung dịch

ne = It/F = 0,44 mol

Giả sử tại anot chỉ có Cl2 => nCl2  = 0,15 mol => ne = 0,3 mol < 0,44 mol (vô lý)

=> khí gồm: Cl2 (x mol)  và O2 (y mol)

nkhí = x + y = 0,15 mol; ne = 2x + 4y = 0,44

=> x = 0,08 và y = 0,07

Ban đầu: nNaCl = 0,16 mol và nCu(NO3)2 = 0,2 mol

ne > nCu2+ => Có H2O điện phân ở catot => nOH- = ne – nCu.2 = 0,04 mol

H+  + OH-    H2O  => nH+ dư = 0,07.4 – 0,04 = 0,24 mol; nNO3- = 0,4 mol

Cho Fe vào dung dịch sau điện phân: vì có chất rắn => Fe dư => Fe chỉ có số oxi hóa +2

3Fe  + 8H+  + 2NO3-   Fe2+  + 2NO  + 4H2O

nH+/8 < nNO3-/2 => tính theo H+

nFe pứ  = 0,09 mol

Sau phản ứng thu được 0,8m gam chất rắn => m – 0,09.56 = 0,8m

m = 25,2 gam

Đáp án D

Câu 40:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, Zn vào dung dịch chứa đồng thời HNO3 và 1,726 mol HCl, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 95,105 gam các muối clorua và 0,062 mol hỗn hợp 2 khí N2O, NO (tổng khối lượng hỗn hợp khí là 2,308 gam). Nếu đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thì thu được 254,161 gam kết tủa. Còn nếu đem dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 54,554 gam kết tủa. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A:

46,0.

B:

38,0.

C:

43,0.

D:

56,7.

Dung dịch Y có thể có muối NH4+

Bảo tòan khối lượng 

Bảo toàn nguyên tố

Bảo toàn điện tích.

 

nN2O = 0,032 mol và nNO = 0,03 mol

Đặt: nFe3O4 = x mol; nNH4+ = y mol; nMg = z mol và nZn = t mol

Sau phản ứng chỉ thu được muối clorua:  nHNO3 = nN2O.2 + nNO + nNH4+ = y + 0,094 mol

Bảo tòan H: nHCl + nHNO3 = nNH4+.4 + nH2O.2 => nH2O = 0,91 – 1,5y

Bảo toàn O: nFe3O4.4 + nHNO3.3 = nN2O + nNO + nH2O

=> 4x + 3(y + 0,094) = 0,062 + (0,91 – 1,5y) (1)

m kết tủa = 254,161 gam;

nAgCl = 1,726 mol => mAgCl = 247,691 gam => có Ag

nAg = 0,06 mol => nFe2+ = 0,06 mol => nFe3+ = 3x – 0,06

Bảo toàn điện tích trong dung dịch Y: nFe2+.2 + nFe3+.3 + nNH4+.1 + nMg2+.2 + nZn2+.2 = nCl-.1

  • 2.0,06 + 3(3x – 0,06) + y + 2z + 2t = 1,726 (2)

m muối = mFe + mNH4+ + mMg + mZn + mCl- = 56.3x + 18y + 24z + 65t + 1,726.35,5 = 95,105 (3)

m kết tủa = mFe(OH)2 + Fe(OH)3 + mMg(OH)2 = 0,06.90 + 107(3x – 0,06) + 58z = 54,554 (4)

Từ (1), (2), (3) và (4) => x = 0,15; y = 0,02; z = 0,128 và t = 0,08

=> mX = 43,072 gam

Đáp án C


Hava Online - “Mang công nghệ vào tri thức”
Nhận xét đề thi